Một ngày gần tết 2022, gia đình người con trai cả trong gia đình, mong muốn đưa ba mẹ lên sài gòn mua sắm đồ tết và tiện thể cho ba mẹ đi khám và điều trị bệnh đau mỏi cột sống cổ do thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép thần kinh của mẹ.
Gia đình cô có 2 người con trai, người con cả đã lập gia đình và có 1 cháu, người con trai thứ 2 chưa lập gia đình. Gia đình cô chú rất hạnh phúc và các con rất có hiếu, khuôn mặt luôn tươi cười và phúc hậu.
Hôm đấy cả gia đình đến phòng khám, cô khám với bác sĩ ở phòng khám về tình trạng đau mỏi cổ vai gáy của mình, khám xong bác sĩ nhận định bệnh tình của cô ở mức độ nhẹ và bác sĩ giải thích bệnh, thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: cầm điện thoại, xem tivi, gối ngủ, bề mặt giường ngủ…vvv đây là điều trị “gốc” bệnh, trị bệnh tiên trị “bản” là thế, để bệnh ít tái phát và khoảng cách các đợt bệnh sau kéo dài ra thì bác sĩ luôn chú trọng điều trị “bản” cho bệnh nhân đến khám. Và điều trị triệu chứng bác sĩ chỉ định cho cô làm: châm cứu – điện châm – hồng ngoại, dùng siêu âm và xoa bóp bấm huyệt, đấy là xong vấn đề của cô.
Đội ngũ nhân viên tại phòng khám bác sĩ
Còn chú và 2 vợ chồng anh trai cả trao đổi với bác sĩ về tình hình bệnh của cô, thông thường đối với bệnh lý này và thần thái của cô khi vào khám, bác sĩ tư vấn điều trị liên tục 7 ngày là tình trạng bệnh ổn thôi, rồi ăn tết ngon, bệnh mức độ nhẹ.
Anh trai cả có hỏi thêm về tình trạng bệnh loãng xương của cô, bác sĩ giải thích tận tình cho người nhà bệnh nhân hiểu bệnh lý này: Loãng xương đây là bệnh rất dễ mắc phải ở phụ nữ sau mãn kinh, bệnh này có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời, xương có phần vỏ bên ngoài và phần mô bên trong xếp và đan với nhau như một tấm lưới, khi ta còn trẻ những bè xương này như lưới đánh cá mới mua về, sau thời gian sử dụng giống như tuổi càng cao thì lưới sẽ rách và khi đó đánh bắt cá không được nữa, khả năng chịu sức nặng của cơ thể không còn, chỉ cần một tác động nhẹ như: đi xe máy sụp ổ gà, kéo nhấc bao xi măng chạy trời đổ cơn mưa (bà nội bác sĩ bị sụp cột sống do đây)…vvv cột sống sẽ sụp và gây đau lưng cấp tính, không thể xoay trở được, nhúc nhích người một tý là đau, nếu không được phẫu thuật điều trị sớm nguy cơ tàn phế và ảnh hưởng đến tính mạng lắm.
Cuộc trò chuyện với bác trai và vợ chồng con trai cả khoảng 20 phút, cũng hết vấn đề về sức khoẻ của cả gia đình nên gia đình anh trai cả và bác trai qua bên khu thư giãn, làm masage, xông hơi, tắm thuốc dân tộc, nằm đá muối và ăn cháo dưỡng sinh, trong khi đợi cô điều trị xong. (Nơi bác sĩ công tác rất rộng, có một khu phức hợp nghỉ dưỡng 7 lầu kế bên khu điều trị cơ xương khớp)
Kết thúc buổi đầu tiên cô rất là vui khi lần đầu tiên được điều trị bằng những phương pháp này, cô nói: ở dưới Kiên Giang không có điều trị như ở đây, nên cô đau mỏi cổ vai gáy suốt thôi, bệnh không có thuyên giảm nhiều và đặc biệt không có bác sĩ đẹp trai tư vấn tận tình như vậy. (cô quá khen bác sĩ rầu, hjhj)
Tối hôm đó về, gia đình cô thống nhất cho cô điều trị và lưu lại sài gòn 7 ngày.
Bệnh cứ tiến triển tốt hàng ngày, đến buổi thứ 5, bác sĩ với cô ngồi nói chuyện với nhau trong khi cô đang điều trị châm cứu, cô mới chia sẻ vấn đề hiện tại của bác trai.
Hình ảnh cô đang điều trị ở bên giường trong
Cô bảo: dạo gần đây bác trai khó ngủ lắm con, ổng ấy trằn trọc ban đêm, cô để ý từ khi dịch tới nay, thấy bác trai cũng sụt cân và người gầy hơn trước.
Bác sĩ cũng có hỏi về thói quen sinh hoạt và vận động của bác trai
Cô bảo: bác trai hay tập thể dục trong nhà, bật quạt và máy lạnh chứ không chịu đi ra ngoài tập luyện ra mồ hôi như người ta, cô cũng nói bác trai nên đi ra ngoài sân tập luyện, chứ ông tập kiểu này không tốt cho sức khoẻ đâu, mồ hôi chưa kịp ra mà đã khô queo rồi,
Cô bảo: cô nói bác trai không nghe bác sĩ ạ,
Bác sĩ mới nói đùa: bụt nhà không thiêng đâu cô ạ, bác sĩ thấy bác trai sinh hoạt chưa đúng nên bảo cô hẹn bác trai ngày mai lên đây khám với bác sĩ.
Sớm hôm sau cô qua điều trị tiếp ngày thứ 6 và bác trai đi theo. Về điều trị bác sĩ chỉ và giao việc lại cho kỹ thuật viên làm thao tác, còn bác sĩ khám và tư vấn cho chú. Cuộc trò chuyện từ 8h sáng đến tận 11h trưa, bác sĩ giải đáp nhiều vấn đề sức khoẻ của cả đại gia đình.
Bác trai về cơ bản có bệnh nền là: tiểu đường, sỏi thận và mất ngủ. Đối với bệnh tiểu đường và sỏi thận bác trai đã uống thuốc và điều trị rất ổn, chỉ số HbA1C còn 6%, còn lại vấn đề mất ngủ diễn tiến 7-8 tháng nay.
Bác trai là hiệu trưởng trường cấp 2 ở quê, thời gian mất ngủ phù hợp với tình hình dịch bùng phát ở khu vực phía nam, bác trai là người quảng giao, thích đi đây đó, giao tiệp với mọi người xung quanh, từ khi dịch bùng phát mạnh tại khu vực phía nam vào tháng 5/2021, bắt đầu những ngày tháng ở nhà, không được đi đây đi đó, không được giao thiệp với người thân và bạn bè thường xuyên và đỉnh điểm là tháng 7, 8, 9, tình hình dịch bệnh rất phức tạp, ca nhiễm mới tăng liên tục tại các tỉnh phía nam, địa phương chú lại gần biên giới, lực lượng mỏng nên kiểm soát dịch bệnh chưa tốt, trên một con đường quê nhộn nhịp hồi nào, nay trở nên vắng lặng và tiếng còi đám ma văng vẳng bên tai suốt ngày đêm, tâm lý sợ dịch vì thế ngày một tăng cao, bởi vì buồn không được đi đâu, suốt ngày ở nhà 2 vợ chồng già cũng chán kèm theo tiếng đám ma, khóc thường người hàng xóm, không được tiễn đưa. Bệnh nhân kể, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời trải qua cảnh này, bạn bè làng xóm mất, không thể đến thắp nhang và tiễn đưa, có những khoảng thời gian dịch giảm nên được đi đến thắp nén nhang nhưng cũng vội vội vàng vàng đi về chứ không nén lại chia sẻ nỗi buồn với gia chủ như trước kia.
Buồn dịch bệnh nên bác trai cũng thường xuyên sử dụng điện thoại hơn, lên youtube xem vụ án oan HỒ DUY HẢI, chú theo dõi suốt ngày đêm, xem tất cả những thông tin, video, bài viết về vụ án oan này, xem nhiều nên chú đặt nhiều câu hỏi, tại sao lại như vậy? Sao lại xử oan sai cho một con người như vậy? Rồi bây giờ ai sẽ chịu trách nhiệm cho vụ án oan này? Rất rất nhiều câu hỏi được chú đặt ra. Bác sĩ thấy được sự lo lắng và đồng cảm với người mẹ đã kêu oan cho con, thấy thương lắm.
Tất cả vấn đề mất ngủ của chú từ đây đã có đáp án:
Do tâm lý căng thẳng dịch bệnh, khi nhìn người hàng xóm đi trong lạnh lẽo, do không được tiếp xúc với người xung quanh không được trò chuyện, do tinh thần bị ức chế bởi vụ án oan, do xem tivi quá muộn rồi mới đi ngủ.
Bác sĩ nhận diện và bắt đầu gỡ nút thắt trong vòng xoáy bệnh lý này của bệnh nhân.
Tối hôm đó bệnh nhân về áp dụng ngay những điều bác sĩ chia sẻ và sáng hôm sau là ngày cuối của cô đến điều trị tại phòng khám, cô kể lại cho bác sĩ nghe, hôm qua chú ngủ ngon, khò khè một giấc đến sáng không trằn trọc như mấy hôm mấy tháng trước nữa bác sĩ ạ. Và cứ thế đến nay là 3 đêm sau buổi tư vấn hôm đó, bác sĩ nhắn tin hỏi cô, bác trai đã thay đổi hoàn toàn, 9h tối tắt tivi, nghe nhạc thiền rồi chuẩn bị 10h30 đi ngủ một giấc đến sáng.
Cô cảm ơn bác sĩ vì đã giúp được cho bác trai ngủ ngon giấc.
Qua câu chuyện này, bác sĩ chia sẻ những bí mật để có một giấc ngủ ngon.
– Giấc ngủ sâu 6h liên tục hơn giấc ngủ 10h mà ngủ chập chờn.
– Tránh kích thích thần kinh trước khi ngủ như: sử dụng rượu bia, chất kích thích như: caffe, trà, trái cây và thực phẩm chức năng giàu vitamin C
– Nên tắt tivi trước khi ngủ 2h, không đọc tin tức báo chí, không cãi vã, dữ cho tâm được tĩnh lặng.
– Trước khi ngủ: Nghe nhạc nhẹ nhàng như nhạc: quê hương, trữ tình, bolero, nhạc thiền, nhạc sóng não, nhạc không lời, hay là uống một tách trà thảo mộc yêu thích…vvv.
– Sau khi thức giấc, vào buổi sáng nên nghe nhạc nhanh, mạnh như: nhạc kháng chiến để duy trì nguồn năng lượng cho khỏi đầu một ngày mới.
– Một bí quyết nữa của các nhà hiền triết dãy hymalaya (hy – mã – lạp – sơn) là không ăn sau 8h tối. Thời điểm quan trọng là 15 phút trước khi đi ngủ và 10 sau khi thức dậy, ảnh hưởng sâu sắc tới tiềm thức. Đây là thời điểm tâm trí, ảnh phải được lập trình những ý nghĩ tươi sáng và truyền cảm hứng nhất.
– Hãy nhớ tới nguyên tắc 21 ngày cổ xưa, tức là để hình thành được thói quen này chúng ta cần phải duy trì trong 21 ngày liên tục và nó sẽ trở thành thói quen.
– Mỗi ngày hãy nở nụ cười thật tươi với mọi người xung quanh, trẻ em 4 tuổi theo một nghiên cứu một ngày sẽ có 300 nụ cười, còn chúng ta khi trưởng thành trở đi cần một ngày có 15 nụ cười là đủ. Dù muốn hay không cũng phải cười trước gương, nụ cười chính là liều thuốc cho tâm hồn. Hãy cười thật sảng khoái và thể hiện lòng biết ơn với tất cả những gì mình có.
– Và điều cuối cùng sau khi thức dậy, là hãy đón nắng sớm và nhảy múa vui vẻ với chúng tức là vừa phơi nắng vừa vận động các khớp nhẹ nhàng. “Ánh nắng mặt trời giúp tôi trẻ lại. Khi tôi cảm thấy mệt mỏi, nó giữ cho tâm trạng tôi luôn tươi vui. Trong nền văn hoá cổ đại phương đông, mặt trời được ví như mối dây liên kết với tâm hồn. Người ta tôn thờ mặt trời vì nhờ có mặt trời mà mùa màng tươi tốt và tinh thần con người phát triển sung mãn. Ánh sáng mặt trời sẽ giải phóng nguồn sức sống và khôi phục sức mạnh thể chất lẫn cảm xúc của anh. Nó như một bác sĩ tài ba nếu chúng ta sử dụng ở mức độ vừa phải” (Thời điểm tốt để phơi nắng sẽ tuỳ vào địa phương, tuỳ vùng miền, không thể lấy mốc thời gian 8h ở miền nam, miền tây để làm mốc cho miền trung, vì vậy, nên vận động nhẹ nhàng mở rộng các khớp, làm ấm cơ thể trong khoảng thời gian trước 8h sáng anh chị ạ).
Hình ảnh sau buổi điều trị cuối cùng của cô bên trái và bệnh nhân tặng quà bác sĩ bên phải tết 2022